Những kỹ năng đối với một nhân viên bán hàng
Xây dựng hệ thống “Quy trình bán hàng tiêu chuẩn” trong thời kỳ “khách hàng là thượng đế” dường như đang trở thành thách thức khó khăn hơn bao giờ hết. Đội ngũ bán hàng cũng cần cộng tác chặt chẽ với bộ phận marketing của doanh nghiệp để hiểu biết được xu hướng thị trường, nhận biết và nắm bắt hành vi mua hàng cũng như tiếp cận khách hàng sớm hơn trong quá trình mua bán. Từ đó phát triển những phương thức mới trong việc tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng và định hướng hành vi mua hàng của họ.
1. Tập trung phát triển hệ thống “Quy trình bán hàng”
Tại phần lớn các doanh nghiệp, “Quy trình bán hàng” thường không được hoàn thiện. Chưa đến 50% các đơn hàng tiềm năng dẫn đến những cuộc giao dịch. Và tới hơn 50% các giao dịch không bao giờ thành công. Bạn có thể truy cập nhanh tại đây để tham khảo.
2. Bán hàng xây dựng dựa trên hiểu biết sâu sắc về khách hàng
Nhờ vào mạng xã hội, công cụ phân tích website, lịch sử mua hàng của người tiêu dùng trên mạng và nhiều nguồn thông tin phong phú khác, đội ngũ bán hàng trong thế kỷ mới đã có thể tăng cường khả năng thấu hiểu khách hàng của họ.
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng cần
Như việc sử dụng cách phân tích điểm trắng để đánh giá những nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường; khám phá thói quen mua sắm của khách hàng hay đánh dấu những cơ hội trong tương lai là cực kỳ quan trọng.
3. Hãy hợp tác
Nếu khách hàng thắc mắc về nội dung hợp đồng, đội ngũ bán hàng cần có khả năng mời một luật sư vào cuộc hội thoại. Hay nếu khách hàng tiềm năng không đủ điều kiện tài chính, đội ngũ bán hàng cần được phép trợ giúp tư vấn tài chính để họ đạt được thoả thuận về lộ trình thanh toán. Phương thức này được gọi là “hợp tác ngay tại chỗ” – lý tưởng nhất là thông qua các thiết bị di động.
Hợp tác cũng bao gồm chia sẻ ý tưởng và phương pháp bán hàng. Ví dụ như doanh nghiệp có thể công thức hoá những kỹ năng bán hàng thành công trở thành tiêu chuẩn cho toàn đội ngũ bán hàng. Và một khi toàn bộ lực lượng bán hàng có thể kết hợp nhịp nhàng và hoạt động hướng tới mục tiêu chung, thì hiệu quả công việc chắc chắn sẽ được cải thiện, doanh số tăng và doanh thu sẽ thật đáng nể.
4. Đề cao tính cơ động và năng suất cao
Trên thực tế, thời gian làm việc trong ngày của người bán hàng hầu hết bị phân bổ cho những công việc bên lề hơn là tập trung bán hàng. Ví dụ như họ phải trả lời email, tìm kiếm thông tin hay nhập dữ liệu cho hệ thống quản lý khách hàng.
Quản lý bán hàng để tăng năng suất hiệu quả
Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể cung cấp những công cụ và thông tin hữu hiệu để đội ngũ bán hàng có thể tập trung cao độ vào việc tiếp cận khách hàng cũng như sử dụng kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp của mình để bán hàng hiệu quả hơn, thay vì làm những việc bên lề kể trên thì hiệu quả kinh doanh chắc chắn dễ dàng nhận thấy.
5. Bán hàng nhanh hơn và đơn giản hơn
44% các tổ chức doanh nghiệp báo cáo rằng “khả năng thích nghi với người dùng kém” là lý do chính gây ra thất bại của hệ thống quản lý khách hàng (CRM).
Ngày nay, CRM không còn chỉ là quản lý khách hàng, đối tác và các hoạt động. Mà nó còn là công cụ xây dựng và dự đoán thông tin để tạo ra lợi thế cạnh tranh và có thể tổng hợp tức thì từ bất kỳ đâu – tất cả nhằm đẩy định hướng bán hàng hiệu quả.
Leave a Reply