Kinh nghiệm trị ho cho trẻ dưới 5 tuổi tốt nhất

Ho có đàm: phản xạ ho trong trường hợp này giúp đẩy đàm ra khỏi cổ họng vì có thể trẻ bị viêm phế quản cấp hoặc vô tình nuốt phải thứ gì đó khiến cổ ngứa ngáy.

Trẻ em dưới 5 tuổi bị ho có đờm uống thuốc gì hiệu quả an toàn giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh đảm bảo sức khỏe cho sự phát triển mỗi ngày. Những ngày thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị ho, sốt, mệt mỏi trong người gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nếu tình trạng kéo dài còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trước hết ta cần biết, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ ho biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Có một số trường hợp như: bị hen phế quản, viêm phế quản cấp, cần ho để tống xuất đàm nhớt mà lại dùng thuốc ức chế phản xạ ho là không có lợi, chỉ có hại. Ở trẻ, đặc biệt , chỉ nên dùng thuốc trị ho khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, gây nôn ói, mất ngủ.

Nguyên nhân và cách xử lý khi

Ho có đàm: phản xạ ho trong trường hợp này giúp đẩy đàm ra khỏi cổ họng vì có thể trẻ bị viêm phế quản cấp hoặc vô tình nuốt phải thứ gì đó khiến cổ ngứa ngáy. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cổ thông thoáng sau cơn ho. Thuốc trị ho thường ngăn cản quá trình trên của trẻ, và trong trường hợp này không nên dùng.

Cảm lạnh vào mùa mưa dễ khiến trẻ bị ho. Một số chuyên gia khuyên nên giữ ấm cho trẻ, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn, đặc biệt là nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng thì trẻ có khả năng tự khỏi sau một đến hai tuần và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ mà không cần dùng thuốc.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm tức có sự nhiễm khuẩn dẫn đến ho, nhất thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ.

Hít phải khói thuốc lá người lớn hay còn gọi là “hút thuốc lá thụ động” cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc chứng ho và từ đó dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, các ông bố cần phải chấm dứt việc hút thuốc lá khi trong nhà có con trẻ.

Thuốc

Loại thuốc trị ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho, và thuốc dùng cho trẻ có dạng sirô hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan), có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin … Liều của thuốc dạng sirô được tính theo muỗng hoặc dụng cụ lường có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng như thế nào cho trẻ sẽ căn cứ vào bản hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc để biết.

1w

Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có một tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho trẻ uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để trẻ không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia (!). Xin lưu ý, dùng như thế rất có hại cho sức khoẻ của trẻ. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không được dùng thuốc kháng histamin là promethazin (ở ta có sirô Phenergan) cho trẻ dưới 2 tuổi vì đối trẻ quá nhỏ, thuốc có thể gây kích động, co giật.

Lưu ý

Khi thấy trẻ ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ, hoặc thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn, nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời. Không nên dùng thuốc kháng histamin khi trẻ ho có đàm kèm suyễn vì sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến việc vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ. Cần cho trẻ hoạt động trong không gian thoáng mát, sạch sẽ. Môi trường tự nhiên là yếu tố tích cực giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh.

Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa codein (như biệt dược là thuốc viên Neo-codion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpin-codein…) chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ quá nhỏ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.

Thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc sirô chống dị ứng ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám. Lúc này, rõ ràng chọn lựa khi nào nên dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc làm loãng đàm, thậm chí dùng thêm kháng sinh, thuốc chống viêm loại corticoid chỉ có bác sĩ là người hiểu biết chuyên môn chỉ định dùng đúng thuốc. Có khi, chính nhờ bác sĩ khám mà phát hiện trẻ bị ho do dị vật trong đường thở.

Có một số trường hợp, ta thấy các bác sĩ điều trị ho cho trẻ có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ cho trẻ dùng thuốc chống viêm loại corticoid (như prenisone, prednisolone, …) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi, viêm phế quản…). Hoặc để trị ho có đàm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đàm tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản như: Mucomyst, Exomuc… cũng được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Xin được nhấn mạnh, những thuốc như: kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid phải để cho bác sĩ khám bệnh cho trẻ chỉ định, chứ các bậc phụ huynh không nên tự ý tìm cách mua cho trẻ dùng, dùng sai sẽ có hại cho trẻ.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *