Cách hạn chế những mối nguy hiểm từ mạng xã hội cho trẻ

Tâm lý chung của bố mẹ là muốn chụp ảnh con thật nhiều thật đẹp để lưu lại làm kỷ niệm và muốn khoe với bạn bè, người thân trên . Hành động này tưởng như vô hại nhưng lại là mối nguy hiểm rất lớn đe dọa trẻ.

Rất nhiều mối nguy hiểm đang đe dọa sự an toàn, tính mạng của trẻ nếu chúng được sử dụng mạng xã hội một cách tự do, không kiểm soát.

là hại con

Facebook, Twitter, Instagram… ngày càng phát triển, cùng với đó nó tham gia ngày càng nhiều vào cuộc sống của trẻ em và chúng chính là thủ phạm gây ra hàng loạt vụ bắt cóc, xâm hại tình dục… Đăng ảnh con, khoe con trên mạng xã hội – thói quen phổ biết của các bố mẹ đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.

Tâm lý chung của bố mẹ là muốn chụp ảnh con thật nhiều thật đẹp để lưu lại làm kỷ niệm và muốn khoe với bạn bè, người thân trên mạng xã hội. Hành động này tưởng như vô hại nhưng lại là mối nguy hiểm rất lớn đe dọa trẻ.

Với hàng loạt status đính kèm ảnh, địa điểm, tên trên Facebook, Instagram… mỗi lần đăng ảnh con trên mạng xã hội là một lần bố mẹ tạo cơ hội cho kẻ xấu đến gần con mình hơn. Bên cạnh nguy cơ bị bắt cóc, bị tấn công tình dục, ảnh trẻ em còn có thể bị kẻ lạ đăng lại và tự nhận đó là ảnh con mình, đi kèm câu chuyện hư cấu để câu like hay bị dùng làm ảnh minh họa cho những nội dung sai trái, quảng cáo, thậm chí là dùng làm ảnh chế…

Ngày 31/5/2015, tài khoản facebook Ernesto Fuentes có kể lại một vụ bắt cóc bé gái 5 tuổi tại Mỹ và bán cho kẻ mắc chứng ấu dâm đã thu hút sự chú ý của các bậc cha mẹ. Bài viết đã gióng một hồi chuông cảnh báo về thói quen khoe ảnh con trên mạng xã hội.

Câu chuyện như sau: “Một chàng trai gửi cho bạn một yêu cầu kết bạn. Bạn không biết anh ta, nhưng anh có một hình ảnh cá nhân dễ thương nên bạn đã chấp nhận yêu cầu kết bạn. Đó là ngày đầu tiên con gái bạn đi học. Con bé trông rất dễ thương trong trang phục mới. Bạn đã chụp một tấm ảnh của bé và đăng lên Facebook để tất cả bạn bè và gia đình có thể nhìn thấy.

54cccf317ce0ce8c1138c05cfc704b02

Những dòng chia sẻ “thức tỉnh” các ông bố bà mẹ khi cho con dùng mạng xã hội.

Trong khi đó, người đàn ông bí ẩn có yêu cầu kết bạn, bạn vội vã chấp nhận vào sáng nay đã nhanh chóng lưu hình ảnh cô con gái bạn với trang phục dễ thương vào điện thoại của hắn và gửi bức ảnh đó đến 60 người đàn ông trên toàn thế giới với dòng chú thích: ‘Bé gái người Mỹ, 5 tuổi. Tóc nâu. Mắt đen. 5. 000 USD’.

Bạn không những đã cung cấp hình ảnh con gái của mình cho một kẻ buôn bán trẻ em mà bạn còn đưa cho hắn cả tên và vị trí chính xác nơi bé đang học. Bạn đến đón con gái vào lúc 3h chiều nhưng không ai tìm thấy cô bé. Bạn có biết, con gái yêu quý của bạn đã được bán cho một kẻ ấu dâm 43 tuổi, thậm chí trước khi bạn bước chân ra khỏi trường sáng nay”.

Caroline Knorr, biên tập viên trang nuôi dạy trẻ của tờ Common Sense Media đã cảnh báo: “Khi bạn đăng một bức ảnh lên mạng, nó thực sự không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn nữa. Đây là một thực tế đáng sợ mà nhiều phụ huynh đang phải đối mặt và trở thành nạn nhân”.

Trẻ dễ dàng bị kẻ xấu dụ dỗ qua mạng xã hội

Sự nở rộ của mạng xã hội còn tạo cơ hội cho kẻ xấu dễ dàng dụ dỗ trẻ em. Năm 2015, Coby Persin, một nhân vật hot trên Youtube đã đăng tải một đoạn video thử nghiệm để chứng minh cho các bậc phụ huynh thấy con gái họ dễ bị lôi kéo và gặp nguy hiểm thế nào khi kết bạn qua mạng xã hội. Coby đã lập một tài khoản Facebook giả, tự nhận là một cậu bé 15 tuổi và tiếp cận với 3 cô bé 12, 13 và 14 tuổi. Cả 3 em bé đều dễ dàng hẹn gặp, leo lên xe Coby chỉ sau vài lần chat. Đoạn video đã khiến hầu hết các bố mẹ “tá hỏa” về mối nguy hiểm của mạng xã hội và thấy cần thiết phải ngồi lại với con mình để tìm ra cách ứng xử đúng đắn cho mối nguy hiểm từ thế giới ảo này.

Một khi đã bị kẻ xấu dụ dỗ, trẻ có thể bị bắt cóc, bị xâm hại, buôn bán đi nơi khác, thậm chí là bị giết.

Tại Việt Nam, không hiếm những vụ các em bé chỉ hơn 10 tuổi bị dụ dỗ qua mạng xã hội bỏ nhà đi, bị kẻ xấu lợi dụng. Trong một báo cáo do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội kết hợp với UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đưa ra đầu năm nay, từ năm 2011 đến năm 2015, gần 10 nghìn trẻ em trên cả nước bị xâm hại tình dục, trong đó phần lớn các vụ việc đều xuất phát từ chiêu trò dụ dỗ qua mạng xã hội. Các đối tượng xấu không chỉ ở trong nước mà có cả nước ngoài. Chúng thường dùng google dịch rồi chat với các em và dụ dỗ, lôi kéo.

Mạng xã hội còn khiến trẻ gặp hàng loạt vấn đề tâm lý

Trước ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội đến cuộc sống của trẻ em, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thực hiện một báo cáo lâm sàng để nâng cao nhận thức của cha mẹ về các trang web mà con cái họ đang truy cập và hoạt động trên đó.

Trẻ em bước vào lứa tuổi teen ngày càng tách rời cha mẹ và được các bạn đồng trang lứa thừa nhận. Chỉ cần bị từ chối kết bạn trên mạng xã hội, có thể dẫn trẻ đến triệu chứng trầm cảm, biểu hiện cụ thể là buồn bã, lo lắng, bi quan, khó tập trung, thường xuyên nghỉ học, mất ngủ, ăn không ngon và dễ cáu gắt.

Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và cũng dễ bốc đồng, chúng dễ dàng comment một bài không phù hợp mà không suy nghĩ. Điều này giống như ném đá và gây tổn thương tới bạn bè trên mạng xã hội.

Theo nghiên cứu của một nhóm hỗ trợ trẻ em tại Anh, mạng xã hội còn khiến trẻ em bị hạ thấp lòng tự trọng, cô đơn và bất hạnh sâu sắc. Mạng xã hội kéo theo hàng loạt hệ lụy cho trẻ em như bắt nạt qua mạng, áp lực vì mong muốn học theo các ngôi sao nổi tiếng hay tìm mọi cách để bản thân trở nên hoàn hảo như các nhân vật trên mạng xã hội.

Một số gợi ý cho bố mẹ giúp trẻ sử dụng mạng xã hội an toàn

Cấm đoán trẻ sử dụng mạng xã hội gần như là việc “bất khả thi”, hơn nữa nó cũng có những mặt tích cực đáng ghi nhận. Và cách duy nhất để hạn chế những mối là bố mẹ hãy để mắt hơn tới con em mình.

1. Giới hạn thời gian sử dụng: Bố mẹ nên đề ra nguyên tắc không để mắt tới điện thoại khi ăn, khi học bài hoặc tới giờ đi ngủ không được sử dụng điện thoại, máy tính trên giường.

9dcf62253603793ae3ff97fc3c2a77eb

Cách duy nhất để hạn chế những mối nguy hiểm từ mạng xã hội là bố mẹ hãy để mắt hơn tới con em mình.

2. Trò chuyện cùng con: Tâm sự với con xem con hay chat với ai trên mạng xã hội, thích hoạt động gì nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể chia sẻ một vài bí quyết sử dụng mạng xã hội lành mạnh cho con.

3. Làm gương: Nếu bố hoặc mẹ luôn kè kè điện thoại hoặc máy tính để lướt facebook thì rất khó để kiểm soát con mình sử dụng mạng xã hội. Vì vậy hãy giới hạn thời gian sử dụng internet của mình để làm gương cho con.

4. Giáo dục trẻ về những nguy hiểm có thể xảy ra từ mạng xã hội như để lộ thông tin cá nhân có thể trở thành nạn nhân của bắt cóc, xâm hại…; những thông tin lệch lạc, sai trái, kích động…

5. Kết bạn với con: Có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này nhưng đa số cho rằng đó là một kênh thông tin để theo dõi cũng như kiểm soát hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *